Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và những cách điều trị dứt điểm
Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và những cách điều trị dứt điểm
Vùng má là nơi tập trung rất nhiều các vấn đề về da như nám, sạm, tàn nhang, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn bọc,…Đặc biệt sự xuất hiện của mụn bọc ở má gây ra rất nhiều điều phiền toái cho khổ chủ. Vậy đâu là nguyên nhân gây mụn, làm thế nào để nhận biết và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Dr Spiller Skinlab tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu mụn bọc ở má là gì?
Quá trình tăng tiết dầu kết hợp với bụi bẩn, tàn dư mỹ phẩm, tế bào chết…tích tụ lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông ở vùng má, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P.Ances tấn công gây nên các nốt mụn bọc ở má.
Những nốt mụn này có kích thước khá lớn, bị sưng đỏ, có phần nhân chứa dịch mủ màu trắng hoặc vàng nằm sâu dưới da. Khác với các loại mụn khác, mụn bọc gây cảm giác đau nhức khó chịu. Khi mụn vỡ sẽ thấy máu và mủ chảy ra, nếu không được xử lý đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, khiến mụn lây lan và hình thành cả sẹo thâm.
Quá trình phát triển của các nốt mụn ở vùng má
Quá trình hình thành và phát triển của mụn bọc ở má diễn ra theo các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Da tiết nhiều dầu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, làm vi khuẩn xâm nhập và bắt đầu phát triển thành mụn.
- Giai đoạn 2: Những nốt mụn trở nên sưng, đỏ và đi kèm cảm giác đau nhức.
- Giai đoạn 3: Nốt mụn ngày càng sưng to hơn, bắt đầu chứa mủ (tế bào chết, vi khuẩn và các tế bào bạch cầu).
- Giai đoạn 4: Đây là thời điểm viêm nặn, mụn đã ăn sâu vào bên trong da, nếu không xử lý đúng cách có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.
XEM THÊM >>> Mụn bọc mủ là gì
Những đối tượng thường bị mụn bọc ở má
Mụn bọc ở thể xuất hiện ở mọi giới tính, mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở những đối tượng như:
- Những người đang ở trong giai đoạn dậy thì (từ 14-20 tuổi).
- Chị em trước, trong và sau khi hành kinh.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Người thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng, stress kéo dài.
Điểm danh nguyên nhân gây mụn bọc ở má
Theo các chuyên gia, mụn bọc trên má được hình thành do các nguyên nhân như:
- Rối loạn hormone trong tuổi dậy thì, khi hành kinh, khi mang thai, khi căng thẳng – stress sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn bọc.
- Không làm sạch da, làm sạch da không cách, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu sẽ làm tắc nghẽn cổ nang lông, tạo điều kiện cho các loại mụn sinh sôi và phát triển, trong đó có mụn bọc.
- Chức năng gan thận suy yếu sẽ khiến quá trình thanh lọc – đào thải độc tố bị đình trệ, làm tăng nồng độ hormone estrogen, dẫn đến sự xuất hiện của mụn.
- Sự lây nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn từ tay, vỏ gối, drap trải giường, khăn mặt, điện thoại,…sẽ khiến các nốt mụn bọc hình thành và lây lan rộng hơn.
- Chế độ ăn uống mất cân bằng, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường – dầu mỡ – cay nóng, sử dụng rượu bia – chất kích thích sẽ là “ngòi nổ” khiến mụn bùng phát và ngày càng tồi tệ hơn.
- Thường xuyên phải làm việc – sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân hình thành mụn vùng má.
CLICK NGAY >>> Mụn bọc ở trán: bật mí nguyên nhân và cách khắc phục
Cách phòng ngừa sự xuất hiện của mụn bọc ở má
Hiểu được các nguyên nhân gây mụn bọc sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa mụn hình thành và phát triển. Cụ thể bạn nên:
- Luôn giữ cho da mặt sạch sẽ bằng cách làm sạch với sữa rửa mặt ngày 2 lần sáng với tối, tẩy trang vào cuối ngày và tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần. Lưu ý nên ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần dịu nhẹ từ thiên nhiên để hạn chế kích ứng, nổi mụn trên da.
- Không đưa tay chạm lên mặt, thường xuyên vệ sinh những đồ dùng thường xuyên phải tiếp xúc với da mặt như điện thoại, chăn gối, khăn mặt,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, bổ sung các loại rau củ quả tươi; ngủ nghỉ đúng giờ, không thức khuya, giữ tinh thần ổn định vui vẻ….
- Hãy bảo vệ làn da bằng cách thoa kem chống nắng, đeo kính râm, đeo khẩu trang, đội nón mũ rộng vành.
Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất tại Dr Spiller Skinlab
Làm sao để hết mụn bọc ở má? Các chị em có thể lựa chọn rất nhiều cách điều trị mụn như đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu thiên nhiên; dùng mỹ phẩm đặc trị, uống thuốc,…
Và Viện chăm sóc da Dr Spiller Skinlab tự hào đem đến phác đồ trị liệu Purifying Peel Off Mask giúp tiêu diệt mụn bọc cứng đầu, trả lại cho bạn làn da nguyên bản không chút tì vết.
Liệu trình điều trị mụn bọc tại Dr Spiller Skinlab được thực hiện theo các bước cụ thể là:
- Bước 1: Làm sạch bụi bẩn, dầu thừa với sữa rửa mặt Herbal Cleansing Gel
- Bước 2: Sử dụng Enzyme Peeling Mask để làm sạch tế bào chết tích tụ trên da
- Bước 3: Cân bằng độ PH, làm dịu da ngay tức thì với Moisturizing Toner With Herbal Extracts
- Bước 4: Nặn mụn, hút dầu, sát khuẩn tại vị trí bị mụn với thanh lăn Roll On
- Bước 5: Vỗ tinh chất Balance – The Purifying Ampoule
- Bước 6: Đắp mặt nạ cao su lạnh Purifying Peel Off Mask
- Bước 7: Kết thúc liệu trình với kem dưỡng Propolis Day Cream
Liệu trình Purifying Peel Off Mask tại Dr Spiller Skinlab đã nhận được hàng triệu lượt đăng ký trải nghiệm bởi:
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp đánh bật các nốt mụn “đáng ghét”, tái tạo làn da khỏe đẹp như mong ước.
- Trị liệu không xâm lấn, không gây đau đớn, không làm tổn thương – kích ứng da.
- Thời gian điều trị ngắn, mỗi buổi trị liệu chỉ diễn ra trong khoảng 75 phút.
- Được thực hiện trong phòng trị liệu đạt tiêu chuẩn Đức, tạo cảm giác thư giãn tuyệt vời.
- Sử dụng trọn bộ các sản phẩm chăm sóc da của Dr Spiller – một thương hiệu dược mỹ phẩm sinh học hàng đầu tại CHLB Đức.
- Liệu trình được thực hiện bởi các trị liệu viên có kinh nghiệm, có trình độ, có kỹ năng – tay nghề cao.
Nếu đang khổ tâm, lo lắng vì sự xuất hiện của các nốt mụn bọc ở má, bạn hãy nhanh tay đặt lịch trải nghiệm liệu trình Purifying Peel Off Mask và cảm nhận sự thay đổi diệu kỳ của làn da nhé:
- Website: Skinlab.vn
- Hotline: 0904 644 488
- Fanpage: https://www.facebook.com/thammyviendrspiller
- Shopee: https://shopee.vn/drspiller_skinlab
Một số câu hỏi liên quan đến mụn bọc vùng má
Mụn bọc ở má có gây nguy hiểm không?
Những nốt mụn bọc xuất hiện trên má không gây tổn hại đến sức khỏe nhưng lại gây cảm giác đau nhức khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt, khiến khổ chủ trở nên mặc cảm – thiếu tự tin mỗi khi phải xuất hiện trước đám đông.
Và đặc biệt nếu không phát hiện và xử lý đúng cách, những nốt mụn bọc này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, lan rộng ra các vùng da khác, gây sẹo thâm xấu xí.
Có nên nặn mụn bọc ở vùng má hay không?
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo tuyệt đối không nặn khi cồi mụn còn nằm sâu dưới da, bên trong vẫn còn chứa dịch mủ. Bởi khi đó dịch mủ và máu tràn ra ngoài sẽ gây viêm nhiễm ra các vùng da xung quanh, thúc đẩy hình thành mụn mới. Ngoài ra nếu nặn mụn không đúng cách sẽ khiến các nhân mụn bị đẩy sâu vào bên trong, ổ viêm ngày càng nặng hơn và để lại sẹo thâm sau mụn.
Bạn chỉ nên nặn mụn mủ ở má khi phần cồi mụn đã khô lại và được đẩy lên trên bề mặt da. Đặc biệt nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để thực hiện quy trình nặn mụn đúng chuẩn, ngăn ngừa biến chứng không tốt cho da.
Mụn bọc ở má hình thành do nhiều nguyên nhân và cũng có không ít cách điều trị. Bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc da đúng cách và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để “thổi bay” những nốt mụn cứng đầu, lấy lại sự tự tin với làn da sạch mụn, khỏe đẹp như mong ước.
THAM KHẢO THÊM
- Chuyên gia bật mí 8 cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả nhanh chóng
- Giải đáp từ chuyên gia: Bị mụn bọc nên ăn gì và kiêng gì?
- Cách nặn mụn bọc tại nhà đúng chuẩn không gây sẹo thâm
- 5 cách làm xẹp mụn bọc mới mọc nhanh chóng chỉ sau một đêm
- Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân hình thành và cách xử lý nhanh nhất