Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân hình thành và cách xử lý nhanh nhất

Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân hình thành và cách xử lý nhanh nhất
Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào, đặc biệt là ở những nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như vùng mũi. Những nốt mụn bọc ở mũi rất dễ nhận thấy, đem lại rất nhiều những điều phiền toái cho khổ chủ. Vậy phải làm gì để tiêu diệt những nốt mụn “đáng ghét” này? Hãy cùng Dr Spiller Skinlab tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu mụn bọc ở mũi là bệnh gì?
Mụn bọc ở mũi là một trong các loại mụn thường gặp nhất, với những đặc điểm nhận dạng như:
- Kích thước: mụn bọc thường to hơn mụn đầu đen, mụn đầu trắng nhưng thường sẽ nhỏ hơn các nốt mụn nang.
- Màu sắc: mụn bọc thường bị sưng đỏ, dịch mủ bên trong có màu trắng đục hoặc vàng, một số nốt mụn sẽ có cồi trắng hoặc đen trồi lên trên.
- Cảm giác: khi chạm vào các nốt mụn gây cảm giác đau nhức khó chịu.
- Thời gian điều trị: so với các loại mụn khác thì mụn bọc khó chữa trị hơn. Và nếu xử lý không đúng cách sẽ có nguy cơ cao bị thâm và để lại sẹo.
Cũng giống như các loại mụn bọc khác, mụn ở vùng mũi được hình thành và phát triển qua các giai đoạn là:
- Mụn bọc nhẹ: đây là giai đoạn đầu, mụn mới bắt đầu xuất hiện do làn da không được vệ sinh sạch sẽ và bị viêm nhiễm. Lúc này những nốt mụn có kích thước chưa lớn, mới chỉ bắt đầu sưng nhẹ.
- Mụn bọc trung bình: sau khoảng 2-3 ngày mụn sẽ phát triển nặng hơn. Lúc này mụn đã sưng to, xuất hiện dịch mủ màu trắng hoặc vàng, gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Mụn bọc nặng: lúc này mụn đã chín, nhân mụn khô lại, có thể vỡ ra kèm theo máu và mủ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn có thể tiến hành nặn và lấy nhân mụn.
ĐỌC NGAY >>> Mặt nạ trị mụn bọc

Điểm danh nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Mụn bọc xuất hiện ở vùng mũi do rất nhiều các nguyên nhân như:
- Da tiết nhiều dầu và bị bít tắc: mũi là vị trí tập trung nhiều tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn nên dễ gặp phải tình trạng tiết dầu quá mức. Điều này sẽ làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn, sản sinh ra nhiều loại mụn như mụn bọc, mụn đầu đen, mụn trứng cá,…
- Lỗ chân lông to: khiến làn da tăng tiết dầu tự nhiên, tạo điều kiện để bụi bẩn – tạp chất dễ dàng bám vào và tích tụ lại làm tắc nghẽn cổ nang lông, tăng nguy cơ bị mụn bọc ở mũi.
- Rối loạn nội tiết tố: khi bước vào giai đoạn dậy thì, trước kỳ kinh nguyệt, giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến tình trạng tăng tiết dầu gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn bọc hình thành.
- Chăm sóc da không đúng cách: không làm sạch da, làm sạch da không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng là nguyên nhân khiến những nốt mụn “đáng ghét” xuất hiện ở vùng mũi và cả trên khuôn mặt.
- Ảnh hưởng từ thói quen xấu: chạm tay lên mặt, tiêu thụ nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, cay nóng, sử dụng các chất kích thích như rượu bia – thuốc lá, thiếu ngủ – mất ngủ, căng thẳng stress kéo dài sẽ làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tăng nguy cơ hình thành mụn bọc.
Có nên tự nặn mụn bọc ở mũi hay không?
Sự xuất hiện của những nốt mụn bọc là dấu hiệu cảnh báo vùng da quanh mũi đang bị viêm nhiễm. Không những thế mụn còn gây cảm giác đau nhức khó chịu, gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến gương mặt trở nên xấu xí. Vậy có nên nặn mụn hay không?
Theo các chuyên gia, không nên nặn mụn bọc ở vùng mũi vì sẽ khiến mụn dễ lây lan sang các vị trí khác, khiến lỗ chân lông giãn nở, da yếu hơn, dễ hình thành sẹo thâm sau mụn.

Mụn bọc ở mũi có tự hết được không?
Khác với các loại mụn khác, những nốt mụn bọc xuất hiện của quanh mũi không thể tự xẹp được.
Nguyên nhân là các ổ viêm đã hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông nên vi khuẩn không thể thoát ra bên ngoài. Càng để lâu, nốt mụn càng chai, ngày càng khó điều trị hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời để tiêu diệt mụn dứt điểm, giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm, mang làn da nguyên bản trở lại.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa mọc mụn bọc ở mũi
Chắc rằng chẳng có ai muốn sống chung với những nốt mụn bọc “đáng ghét”. Vì thế bạn hãy chủ động ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn bằng cách:
- Giữ cho làn da luôn được sạch sẽ, thông thoáng bằng cách rửa mặt ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, tẩy trang cuối ngày và tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
- Uống nhiều nước, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý để ổn định nội tiết tố, điều tiết quá trình sản xuất bã nhờn.
- Chú trọng dưỡng ẩm và duy trì độ PH cho da mỗi ngày bằng các sản phẩm toner, serum, kem dưỡng từ các thương hiệu uy tín, có chứa hoạt chất dịu nhẹ, lành tính.
- Tuyệt đối không đưa tay chạm lên da mặt, không tự ý nặn mụn để tránh bị viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn bọc.
- Hãy thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận để bảo vệ làn da khỏi khói bụi và ánh nắng mặt trời.
XEM THÊM >>> Bị mụn bọc nên ăn gì

Tổng hợp những cách trị mụn bọc ở mũi không để lại sẹo
Nếu bạn đang buồn phiền vì sự xuất hiện của những nốt mụn bọc xấu xí thì hãy tham khảo và áp dụng ngay top những cách xử lý mụn bọc ở mũi hiệu quả nhất được Dr Spiller Skinlab bật mí sau đây nhé:
Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà bằng phương pháp dân gian
Đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu tự nhiên như lòng trắng trứng gà, mật ong, nghệ, nha đam…là một trong những cách hết mụn bọc ở mũi được rất nhiều chị em yêu thích bởi:
- Sử dụng nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, an toàn, không gây kích ứng, tổn thương da.
- Chi phí rẻ hơn so với các phương pháp điều trị mụn chuyên sâu khác.
- Dễ dàng thực hiện ngay tại nhà chỉ với một vài bước đơn giản.
Tuy nhiên điểm hạn chế của những cách trị mụn bọc này là mang đến hiệu quả khá chậm, nên đòi hỏi chị em cần kiên trì trong một vài tháng để đạt hiệu quả như mong đợi.
Cách chữa mụn bọc ở mũi bằng kem đặc trị
Để tiêu diệt mụn cứng đầu, rất nhiều chị em đã tìm đến các loại kem đặc trị từ nhiều thương hiệu mỹ phẩm ở cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm này thường có chứa một số hoạt chất như:
- Benzoyl Peroxide: tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm tiết bã nhờn, ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế sự xuất hiện của mụn bọc.
- Salicylic Acid: có khả năng đi qua lớp dầu tự nhiên của da để làm sạch sâu, làm thoáng lỗ chân lông, giảm viêm, giảm sưng đỏ, giảm kích thước và mức độ viêm của mụn, hạn chế mụn mới hình thành.
- Retinol: dẫn xuất của vitamin A giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông, loại bỏ mụn bọc, tăng cường tái tạo phục hồi làn da sau mụn.
XEM THÊM >>> Những hoạt chất điều trị nám được các chuyên gia da liễu khuyên dùng

Cách làm hết mụn bọc ở mũi hiệu quả nhất tại Dr Spiller Skinlab
Thấu hiểu nỗi ám ảnh của những người đang sở hữu làn da bị mụn bọc, mụn viêm,…nên các chuyên gia của Dr Spiller Skinlab đã đưa ra phác đồ điều trị chuyên sâu Purifying Peel Off Mask giúp tiêu diệt mụn nhanh chóng, kháng viêm – kiềm dầu, tái tạo làn da nguyên bản khỏe đẹp.
Điều làm nên “sức mạnh” thần kỳ của trị liệu Purifying Peel Off Mask chính là sự kết hợp hoàn hảo của bộ sản phẩm trị mụn của Dr Spiller – Đức, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là:
- Thanh lăn mụn Acnoderm Roll-On: chứa vitamin C và tinh dầu quế giúp kháng khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây mụn, cân bằng hệ thực vật của da, giảm mụn bọc ở mũi, ngăn ngừa sẹo và vết thâm.
- Tinh chất Balance The Purifying Ampoule: chứa phức hợp enzyme, chiết xuất cỏ đuôi ngựa, cúc vạn diệp, hyaluronic acid….giúp chống viêm, điều tiết bã nhờn, ngăn ngừa mụn và tái tạo da nhanh chóng.
- Mặt nạ cao su lạnh Purifying Peel Off Mask: chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên (tảo biển, dầu trà xanh, cây liễu…) có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch lỗ chân lông, kiểm soát bã nhờn, điều trị mụn bọc trả lại cho bạn làn da khỏe đẹp không tì vết.
- Kem dưỡng ban ngày Propolis Day Cream: chiết xuất từ sữa ong chúa, quả bơ, lanolin và propolis giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn, làm mờ sẹo thâm, cấp ẩm và chống lão hóa da.
Mỗi buổi trị liệu diễn ra khoảng 75 phút, được thực hiện bởi các trị liệu viên có kinh nghiệm, có tay nghề vững vàng, làm việc với sự tận tâm mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với Dr Spiller Skinlab.

Hãy nhanh tay liên hệ ngay với Dr Spiller Skinlab để đặt lịch liệu trình điều trị mụn bọc ở mũi, mang làn da nguyên bản trở lại bạn nhé:
- Website: Skinlab.vn
- Hotline: 0904 644 488
- Fanpage: https://www.facebook.com/thammyviendrspiller
- Shopee: https://shopee.vn/drspiller_skinlab
Mụn bọc ở mũi không gây tổn hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, khiến bạn mất tự tin khi phải xuất hiện trước đám đông. Vì thế bạn hãy chăm sóc da đúng cách và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa, kiểm soát và tiêu diệt mụn tận gốc nhé. Chúc bạn thành công và sớm sở hữu làn da khỏe đẹp như mong đợi.
THAM KHẢO THÊM
- Top 6 mặt nạ trị mụn bọc an toàn, hiệu quả, không thâm sẹo
- Chuyên gia bật mí 8 cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả nhanh chóng
- Giải đáp từ chuyên gia: Bị mụn bọc nên ăn gì và kiêng gì?
- Cách nặn mụn bọc tại nhà đúng chuẩn không gây sẹo thâm
- 5 cách làm xẹp mụn bọc mới mọc nhanh chóng chỉ sau một đêm