Mụn bọc ở trán có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Mụn bọc ở trán có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Mụn bọc ở trán rất dễ nhận thấy, gây ra rất nhiều điều phiền phức cho khổ chủ. Vậy nguyên nhân khiến vùng da trên trán xuất hiện mụn bọc là gì? Loại mụn này có gây nguy hiểm hay không? Và phải làm thế nào để phòng ngừa và điều trị mụn bọc nhanh chóng – hiệu quả nhất? Hãy cùng Dr Spiller Skinlab tìm hiểu ngay nhé!
Mụn bọc ở trán là gì?
Vùng da chữ T (gồm trán, mũi, cằm) là vùng da đổ nhiều dầu do phần lớn tuyến bã nhờn đều tập trung tại đây. Đây là điều kiện lý tưởng để bụi bẩn, bã nhờn tích tụ lại làm tắc nghẽn cổ nang lông và vi khuẩn P.Acnes dễ dàng tấn công xâm nhập và gây ra những nốt mụn bọc xấu xí.
Những nốt mụn này có kích thước khá to, màu đỏ, bị sưng viêm, bên trong có chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng, khi sờ vào tạo cảm giác đau nhức khó chịu.
Bị mụn bọc ở trán có nguy hiểm hay không?
So với các loại mụn khác thì mụn bọc có kích thước to hơn nên rất dễ nhận thấy, khiến gương mặt có khuyết điểm trở nên xấu xí. Chính bởi vậy những người sở hữu làn da có mụn bọc thường cảm thấy xấu hổ, tự ti mỗi khi phải xuất hiện ở nơi đông người.
Đặc biệt nếu không được xử lý đúng cách, mụn sẽ bị vỡ ra làm dịch mủ lây lan sang vùng da khác như má, cằm, mũi. Từ đó làn da sẽ bị viêm nhiễm trên diện rộng, khiến mụn ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Nếu không được điều trị dứt điểm, những nốt mụn bọc sẽ ăn sâu vào da và gây nên những tổn thương nghiêm trọng như sẹo, thâm, nhiễm trùng, áp xe, hoại tử,…
Tóm lại, sự xuất hiện của mụn bọc không gây tổn hại đến sức khỏe nhưng lại là bệnh lý viêm da tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy can thiệp ngay khi mụn ở mức độ nhẹ để dễ dàng điều trị dứt điểm, phục hồi làn da nguyên bản khỏe đẹp không chút tì vết.
ĐỌC THÊM >>> Mặt nạ trị mụn bọc
Những nguyên nhân gây mụn bọc trên trán
- Da tiết nhiều dầu: vùng trán tập trung nhiều tuyến bã nhờn, tiết nhiều dầu thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ hình thành mụn bọc ở trán.
- Rối loạn nội tiết tố: ở tuổi dậy thì, trước/trong và sau kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh; hormone androgen tăng lên quá mức kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng trán tiết nhiều dầu hơn gây tắc nghẽn cổ nang lông và xuất hiện mụn bọc.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: không làm sạch da hoặc làm sạch không đúng cách sẽ khiến bụi bẩn, dầu thừa lắng đọng khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nổi mụn bọc trên trán.
- Tác động từ mỹ phẩm: sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay trang điểm kém chất lượng, không phù hợp với da sẽ gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện mụn bọc.
- Thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng, stress: ảnh hưởng đến chức năng của da, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây mụn bọc ở trán.
- Chế độ ăn uống: thường xuyên tiêu thụ đồ ngọt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá,…là tác nhân làm xuất hiện mụn trên trán.
- Những thói quen xấu: chạm tay lên da mặt, không gội đầu thường xuyên, đội mũ không đúng cách, để tóc mái quá dài… khiến bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây mụn trên trán.
Một số câu hỏi liên quan đến mụn bọc ở trán
Có nên nặn mụn bọc trên trán hay không?
Khi thấy những nốt mụn bọc xuất hiện ở vùng trán, nhiều người thấy chướng mắt và có thói quen nặn bỏ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo KHÔNG NÊN tự ý nặn mụn bọc trên trán hay bất cứ vùng da nào trên cơ thể, bởi:
- Nặn mụn không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến dịch mủ lan ra các vùng da khỏe mạnh, làm hình thành nên các nốt mụn bọc mới.
- Quá trình nặn mụn sẽ khiến bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào trong da, khiến mụn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Khi nặn mụn sẽ gây cảm giác sưng đau khó chịu, làm tổn thương các tế bào da xung quanh, dẫn đến sự xuất hiện của sẹo lõm – sẹo thâm.
Có thể thấy rằng, tự ý nặn mụn bọc tại nhà không những không giải quyết triệt để những nốt mụn mà còn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng với làn da. Bởi vậy thay vì tự làm tại nhà, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để được nặn mụn đúng chuẩn, lấy hết nhân mụn để mụn nhanh chóng xẹp đi và dần dần biến mất.
XEM THÊM >>> Cách trị mụn bọc
Làm thế nào để ngăn ngừa mụn bọc ở trán?
Để ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện và lây lan rộng hơn, bạn nên:
- Rửa mặt ngày 2 lần với sữa rửa mặt, tẩy trang vào cuối ngày và tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần để loại bỏ dầu thừa – bụi bẩn – tế bào chết; ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn cổ nang lông.
- Ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái để tăng cường sức khỏe cho làn da, ngăn ngừa các bệnh lý về da như mụn, nám, lão hóa.
- Thường xuyên thay giặt vỏ gối, ga, chăn, đệm và vệ sinh màn hình điện thoại sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn giàu đường, dầu mỡ, cay nóng, rượu bia, chất kích thích. Ưu tiên các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin và khoáng chất như cam, quýt, ổi, súp lơ, ớt chuông, cải xoăn…
- Dưỡng ẩm cho da hàng ngày để hạn chế tối đa quá trình bài tiết dầu thừa, ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn bọc ở trán, trả lại cho bạn làn da căng mịn.
- Không đưa tay chạm lên da mặt, không tự ý cạy – nặn mụn để hạn chế mụn hình thành và lây lan rộng hơn.
Những cách trị mụn bọc trên trán cho hiệu quả tốt nhất
Có rất nhiều cách chữa mụn bọc ở trán như sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dùng kem/thuốc bôi thoa, điều trị bằng thuốc uống hay thực hiện các phương pháp hiện đại (bắn laser, tiêm corticoid,…) tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín…Mỗi cách điều trị đều mang lại những ưu, nhược điểm riêng biệt; bạn nên căn cứ vào tình trạng của bản thân để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Dr Spiller Skinlab – Viện chăm sóc da số 1 CHLB Đức tại Việt Nam tự hào mang đến trị liệu Purifying Peel Off Mask giúp tiêu diệt mụn bọc ở trán, làm mờ sẹo – thâm, phục hồi tổn thương sau mụn, trả lại cho bạn làn da nguyên bản khỏe đẹp không chút tì vết.
Liệu trình điều trị mụn chuyên sâu tại Dr Spiller Skinlab được thực hiện tại phòng trị liệu đạt tiêu chuẩn Đức, sử dụng trọn bộ các sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm sinh học Dr Spiller với sự hỗ trợ của các trị liệu viên có kinh nghiệm, tay nghề cao.
CLICK NGAY >>> Tìm hiểu chi tiết về liệu trình Purifying Peel Off Mask tại https://skinlab.vn/mat-na-puryfying-peel-off-mask-cham-soc-da-mun-hieu-qua/
Cách trị mụn bọc ở trán tại nhà Purifying Peel Off Mask diễn ra trong khoảng 75 phút, bao gồm đầy đủ các bước:
- Bước 1: Làm sạch bụi bẩn, dầu thừa, cặn trang điểm bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ Herbal Cleansing Gel.
- Bước 2: Tẩy sạch tế bào chết bằng Enzyme Peeling Gel.
- Bước 3: Sử dụng Moisturizing Toner With Herbal Extracts để làm dịu, cân bằng độ PH của da.
- Bước 4: Nặn các nốt mụn bọc ở trán đã “chín”, sát khuẩn kỹ càng với thanh lăn Roll-On.
- Bước 5: Vỗ tinh chất Balance – The Purifying Ampoule.
- Bước 6: Đắp mặt nạ cao su lạnh Purifying Peel Off Mask giúp kháng viêm – làm sạch – tiêu diệt mụn bọc.
- Bước 7: Kết thúc liệu trình với kem dưỡng Propolis Day Cream và kem chống nắng bảo vệ làn da tối ưu.
Trị liệu chuyên sâu Purifying Peel Off Mask tại Dr Spiller Skinlab không gây xâm lấn, không làm tổn thương da, được chứng nhận là an toàn, mang lại hiệu quả điều trị mụn nhanh chóng, hiện đã và đang nhận được hàng triệu lượt đăng ký trải nghiệm.
Vì thế hãy nhanh tay liên hệ ngay với Dr Spiller Skinlab để được thăm khám làn da, thực hiện liệu trình điều trị chuyên nghiệp và cảm nhận sự thay đổi tích cực trên làn da bạn nhé:
- Website: Skinlab.vn
- Hotline: 0904 644 488
- Fanpage: https://www.facebook.com/thammyviendrspiller
- Shopee: https://shopee.vn/drspiller_skinlab
Mụn bọc ở trán là một vấn đề da liễu mà không ít người đã gặp phải. Loại mụn này khá khó chữa và rất dễ tái phát. Vì thế bạn hãy chú ý chăm sóc da đúng cách và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để “thổi bay” những nốt mụn cứng đầu, nhanh chóng lấy lại làn da khỏe đẹp như mong ước.
THAM KHẢO THÊM
- Cách nặn mụn bọc tại nhà đúng chuẩn không gây sẹo thâm
- 5 cách làm xẹp mụn bọc mới mọc nhanh chóng chỉ sau một đêm
- Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân hình thành và cách xử lý nhanh nhất
- Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và những cách điều trị dứt điểm
- Mụn bọc ở cằm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm