Mụn ẩn có nên nặn không? Nặn có sao không? Khi nào nên nặn

Mụn ẩn có nên nặn không? Nặn có sao không? Khi nào nên nặn

Mụn ẩn không gây viêm nhiễm, không sưng đau nhưng lại khiến làn da bị sần sùi, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vậy bị mụn ẩn có nên nặn không? Khi nào nên nặn và nặn như thế nào để dứt điểm mụn ẩn tận gốc? Hãy để Dr Spiller Skinlab giúp bạn giải đáp những câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

Mụn ẩn là gì? Bị mụn ẩn có nên nặn không?

Trước khi trả lời câu hỏi nặn mụn ẩn có tốt không? chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu mụn ẩn là gì? Đây là một loại tổn thương da nhưng phần nhân không xuất hiện trên bề mặt mà nằm ẩn sâu dưới da. Loại mụn này thường xuất hiện theo từng cụm và nổi ti li ở vùng trán, má, cằm, mũi. 

Không nặn mụn ẩn có tự hết không? Những nốt mụn ẩn không gây viêm nhiễm, không gây đau đớn nên rất nhiều người có tâm lý chủ quan không quan tâm. Nhưng nếu để lâu không xử lý, mụn mọc ngày càng nhiều khiến làn da sần sùi, kém mịn màng, lâu dần sẽ phát triển thành mụn viêm, mụn bọc, rất khó để điều trị dứt điểm. 

Vậy mụn ẩn trồi lên có nên nặn không? Theo các chuyên gia da liễu, nặn mụn ẩn đúng cách sẽ giúp:

  • Lấy sạch nhân mụn ra khỏi ra, tránh tình trạng mụn phát triển từ nhẹ sang nặng và hạn chế tình trạng lây lan sang các vùng da khác. 
  • Nặn mụn chuẩn y khoa sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng da bị tổn thương, để lại sẹo rỗ, sẹo thâm xấu xí. 
  • Quá trình lấy nhân mụn có kết hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, giúp loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tạp chất tích tụ, giúp làn da trở nên thông thoáng và sạch sẽ, ngăn ngừa mụn ẩn tái phát trở lại. 
Nặn mụn ẩn đúng chuẩn giúp dứt điểm mụn dưới da
Nặn mụn ẩn đúng chuẩn giúp dứt điểm mụn dưới da

Giải đáp: khi nào nên lấy nhân mụn ẩn?

Khi nào nên nặn mụn ẩn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, bạn có nên nặn mụn ẩn dưới da và chỉ nên nặn khi:

  • Những nốt mụn mọc riêng lẻ và không có dấu hiệu viêm sưng. 
  • Phần nhân mụn đã cứng lại và có dấu hiệu trồi lên trên bề mặt da. 
  • Đầu nhân mụn mở, các nốt mụn ẩn đã khô và gom cồi. 

Tuyệt đối không nên nặn mụn ẩn trong những trường hợp như:

  • Nốt mụn có dấu hiệu viêm, sưng đau, tấy đỏ. Nếu cố tình “đụng chạm” lấy nhân mụn sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, làm mụn lây lan nghiêm trọng hơn.
  • Không nặn những nốt mụn còn ẩn sâu dưới da hoặc chưa mở đầu. Nặn mụn lúc này sẽ khiến làn da bị tổn thương, gây sẹo thâm và nguy hiểm hơn là chuyển biến thành mụn viêm.
  • Không lấy nhân mụn khi mụn ẩn mọc thành từng đám lớn, đau nhức, chảy dịch, chảy mủ trắng,…Đây là dấu hiệu mụn ẩn đã chuyển sang viêm, cần phải thăm khám và điều trị chuyên sâu. 

Nặn mụn ẩn bao lâu một lần là tốt nhất?

Nặn mụn ẩn đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ khiến lỗ chân lông bị giãn nở, làn da không có thời gian phục hồi và lành vết thương.

Vậy bao lâu nên lấy nhân mụn ẩn một lần? Tần suất nặn mụn không có định mà phụ thuộc vào tình trạng da, mức độ nổi mụn trên da. Đối với những làn da bình thường, ít mụn ẩn thì chỉ nên nặn mụn từ 1-2 lần/tháng. Còn những trường hợp da nổi mụn ẩn dày đặc thì nên lấy nhân mụn từ 2-3 lần/tháng. 

Nặn mụn ẩn với tần suất phù hợp để không khiến làn da bị tổn thương
Nặn mụn ẩn với tần suất phù hợp để không khiến làn da bị tổn thương

Mách bạn cách nặn mụn ẩn đúng chuẩn

Mụn ẩn có nên nặn, nhưng nặn như thế nào để lấy sạch nhân mụn mà không làm tổn thương làn da? Bạn hãy tuân thủ quy trình nặn mụn ẩn chuẩn y khoa bao gồm các bước:

Bước 1: Làm sạch da

Làn da cần phải được làm sạch hoàn toàn trước khi tiến hành nặn mụn ẩn. Việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, dầu thừa, ngăn ngừa mụn lây lan sang các vùng da khác. 

Quy trình làm sạch đúng chuẩn bao gồm các bước sau: tẩy trang – sữa rửa mặt – tẩy da chết. Lưu ý hãy lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, chứa thành phần dành riêng cho làn da dầu mụn để không gây kích ứng, bào mòn da. 

Bước 2: Xông hơi da mặt

Quá trình xông hơi sẽ kích thích lỗ chân lông giãn nở vừa phải. Nhờ đó sẽ giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơn, giúp giảm cảm giác đau đớn và hạn chế tối đa những tổn thương không mong muốn. 

Bước 3: Sát khuẩn làn da trước khi nặn mụn ẩn

Sử dụng povidine để sát trùng bề mặt da trước khi nặn mụn, giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn trên da.

Bước 4: Tiến hành nặn mụn

Sử dụng tăm bông hoặc que nặn chuyên dụng để lấy sạch nhân mụn trên da. Tiến hành lần lượt trên cả khuôn mặt. 

Bước 5: Làm sạch sau khi nặn mụn

Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát trùng chuyên dụng để làm sạch làn da sau khi nặn mụn. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp mụn không bị tái phát trở lại. 

Bước 6: Chăm sóc da sau khi nặn mụn ẩn

Làm dịu và chăm sóc da mặt sau khi lấy nhân mụn bằng cách xịt khoáng, điện di, thoa serum hoặc kem dưỡng phù hợp với đặc tính của da.

Thoa serum làm dịu làn da sau khi lấy sạch nhân mụn ẩn
Thoa serum làm dịu làn da sau khi lấy sạch nhân mụn ẩn

Cách chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn ẩn

Da nổi mụn ẩn có nên nặn không? Câu trả lời là có, vậy sau khi nặn mụn xong bạn nên làm gì để phục hồi da nhanh chóng? Hãy chăm sóc làn da đúng chuẩn bằng cách:

  • Tối giản chu trình skincare (chỉ nên làm sạch với nước muối sinh lý, dưỡng ẩm và chống nắng), hạn chế trang điểm và không để da tiếp xúc với mỹ phẩm. 
  • Tuyệt đối không đưa tay sờ, cạy, gãi lên vùng da mới được lấy nhân mụn, để tránh tình trạng da tổn thương, tăng nguy cơ phát triển những nốt mụn mới. 
  • Sau khi nặn mụn ẩn, tuyệt đối không thoa lên da những sản phẩm có chứa các hoạt chất mạnh như retinol, tretinoin, AHA, BHA,…

Một số cách điều trị mụn ẩn dưới da hiệu quả nhất

Nặn mụn không phải cách duy nhất để dứt điểm mụn ẩn xấu xí. Bạn nên kết hợp cùng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác như:

Trị liệu Terra California Clay Mask tại Dr Spiller Skinlab

Dầu thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông là nguyên nhân chính gây mụn ẩn dưới da. Do đó các chuyên gia của Dr Spiller Skinlab đã đưa ra phác đồ trị liệu với mặt nạ Terra California Clay Mask giúp:

  • Thấm hút dầu thừa vượt trội, điều hòa bã nhờn trên da, loại bỏ tuyến bã, không cho mụn ẩn có điều kiện sinh trưởng. 
  • Giảm kích ứng, giảm sưng, mẩn đỏ, làm xẹp mụn, không để lại vết sẹo thâm trên da. 
  • Cân bằng độ PH, giữ nước, giúp làn da luôn được mềm mại, căng bóng. 
  • Chống oxy hóa, hạn chế hình thành các dấu hiệu lão hóa, trả lại làn da căng mịn, tràn đầy sức sống. 
Đắp mặt nạ Terra California Clay Mask thanh lọc dầu thừa, giảm mụn dưới da
Đắp mặt nạ Terra California Clay Mask thanh lọc dầu thừa, giảm mụn dưới da

Trị liệu cho da nổi mụn ẩn Papaya Peel Off Mask

Liệu trình với mặt nạ Papaya Peel Off Mask tại Viện chăm sóc da Dr Spiller Skinlab được thực hiện theo quy trình đạt chuẩn, bao gồm đầy đủ các bước làm sạch – cân bằng ẩm – thoa tinh chất – đắp mặt nạ và thoa kem dưỡng. 

Lớp mặt nạ cao su lạnh ôm khít vào da, kết hợp cùng tinh chất và kem dưỡng chuyên sâu, giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để:

  • Tẩy tế bào chết dịu nhẹ, đào thải các tạp chất tích tụ dưới da. 
  • Loại bỏ các tác nhân gây mụn, ngăn ngừa mụn hình thành và tiêu diệt mụn tận gốc. 
  • Bổ sung dưỡng chất để phục hồi da, loại bỏ vết thâm và sẹo mụn.
  • Làm dịu làn da, giảm nhanh những dấu hiệu kích ứng.
  • Kích thích quá trình trao đổi chất tế bào, củng cố cấu trúc da khỏe đẹp. 

CLICK NGAY >>> Quy trình trị liệu với mặt nạ Papaya Peel Off Mask https://skinlab.vn/tri-lieu-cham-soc-da-dau-voi-mat-na-papaya-peel-off-mask/

Liệu trình điều trị mụn chuyên sâu Papaya Peel Off Mask 75 phút/buổi
Liệu trình điều trị mụn chuyên sâu Papaya Peel Off Mask 75 phút/buổi

Liên hệ ngay với Dr Spiller Skinlab theo số hotline 0904 644 488 để đặt lịch thăm khám làn da, trải nghiệm các liệu trình điều trị mụn chuyên sâu, mang làn da nguyên bản trở lại. 

Với những thông tin vừa được Dr Spiller Skinlab chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi: mụn ẩn có nên nặn không? rồi đúng không ạ? Hãy nặn mụn đúng thời điểm, đúng kỹ thuật để lấy sạch nhân mụn, tiêu diệt mụn tận gốc mà không khiến làn da bị tổn thương bạn nhé. Chúc bạn thành công!

THAM KHẢO THÊM


Tin tức khác

Những cách trị thâm mụn hiệu quả bạn nên biết ngay

8 Cách trị thâm mụn hiệu quả nhất cho da sáng không tì vết

Nguyên nhân và những cách điều trị mụn thâm đen hiệu quả nhất

Mụn thâm đen ở má phải làm sao? 5 Cách trị hiệu quả nhất

Mụn thâm tụ máu là gì? Bật mí cách xử lý hiệu quả

Mụn thâm tụ máu là gì? Nguyên nhân và những cách điều trị tại nhà

Mụn thâm đỏ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Mụn thâm đỏ: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả nhất

Bạn đã biết cách trị mụn thâm bằng nha đam hay chưa?

5+ Cách trị mụn thâm bằng nha đam cho da mặt không chút tì vết

smart-robot.vn
smart-robot.vn
smart-robot.vn