Mụn đầu đen ở má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà
Mụn đầu đen ở má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà
Sự xuất hiện của những nốt mụn đầu đen ở má rất dễ nhận thấy, khiến bạn tự ti về nhan sắc và luôn đau đầu tìm mọi cách để dứt điểm mụn nhanh chóng. Thấu hiểu điều này nên ngay trong bài viết dưới đây, Dr Spiller Skinlab sẽ bật mí ngay nguyên nhân và những cách trị mụn đầu đen hiệu quả nhất, giúp bạn lấy lại làn da nguyên bản không chút tì vết.
Mụn đầu đen ở má là gì?
Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở những nơi có nhiều tuyến bã nhờn như vùng má.
Đây là một dạng của mụn trứng cá không viêm, hình thành do bụi bẩn – tế bào chết và bã nhờn bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông. Khi nhân mụn trồi lên tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen hoặc nâu đen.
Những nốt mụn này có kích thước khá nhỏ, màu đen, nhân cứng, không gây sưng viêm, không gây đau đớn khó chịu như các loại mụn viêm/ mụn mủ hay mụn bọc khác.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má
Các chuyên gia da liễu hàng đầu đã nghiên cứu và chỉ ra rất nhiều những nguyên nhân mụn đầu đen ở má hình thành. Cụ thể là:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ làm làn da đổ dầu thừa nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ sẽ gây mụn trên má.
- Nếu trong gia đình có bố mẹ đã bị mụn đầu đen và lỗ chân lông to thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này ở 2 bên má.
- Không sử dụng tẩy trang, sữa rửa mặt hoặc tẩy da chết sẽ không thể làm sạch bụi bẩn, tế bào chết và dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông, gây tình trạng xuất hiện mụn đầu đen 2 bên má.
- Làm việc quá sức, mất ngủ, ngủ không đủ giấc, thường xuyên bị căng thẳng sẽ khiến nồng độ hormone cortisol và androgen trong cơ thể tăng cao, khiến da tăng tiết dầu và hình thành mụn.
- Tiêu thị quá nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chất béo, cay nóng; uống nhiều rượu bia, nước ngọt…sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, xuất hiện mụn đầu đen trên má.
- Không thường xuyên vệ sinh vỏ gối, ga trải giường, chăn đệm, điện thoại, khẩu trang, dây mũ bảo hiểm sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn lây lan da da mặt và xuất hiện mụn.
- Thói quen thường xuyên đưa tay chạm lên da mặt, cạy hay nặn mụn cũng là nguyên nhân khiến mụn hình thành và lây lan rộng hơn.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da sẽ khiến da bị kích ứng, dễ nổi mụn đầu đen.
- Sử dụng thuốc tránh thai và corticoid trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng hormone, tăng tiết dầu và nổi mụn ở 2 bên má.
Mụn đầu đen 2 bên má có tự hết được không?
Mặc dù có kích thước khá nhỏ nhưng những nốt mụn đầu đen ở má lại rất dai dẳng, cứng đầu. Mụn sẽ không thể tự biến mất nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Có nên nặn mụn đầu đen ở má không?
Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý nặn mụn đầu đen trên má vì:
- Không thể lấy hết nhân mụn, làm lỗ chân lông giãn nở và xuất hiện sẹo thâm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Làm vi khuẩn từ nốt mụn lây lan sang vùng da khác, khiến mụn đầu đen ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
- Nặn mụn không đúng cách sẽ khiến vùng da trên má bị kích ứng, viêm nhiễm, tổn thương và khó phục hồi như nguyên bản.
Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ chuyên khoa để được thực hiện cách nặn mụn đầu đen ở má đúng chuẩn, lấy hết nhân mụn mà không gây sẹo thâm, không làm tổn thương vùng da xung quanh.
XEM THÊM >>> Những cách trị mụn đầu đen ở tuổi dậy thì bạn nên biết ngay
Những cách trị mụn đầu đen ở má hiệu quả nhất
Dù chẳng hề nguy hại đến sức khỏe nhưng sự hiện diện của những nốt mụn đầu đen 2 bên má lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Bởi vậy các chị em luôn tìm mọi cách để có thể tiêu diệt nốt mụn xấu xí này.
Sau đây là top những cách trị mụn hiệu quả mà bạn nên tham khảo và áp dụng ngay:
Cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà với mật ong
Nếu đang tìm kiếm một phương pháp trị mụn đơn giản, an toàn mà không tốn kém chi phí thì bạn hãy thử ngay cách đắp mặt nạ mật ong 2-3 lần/tuần nhé.
Bởi trong mật ong có chứa axit glucuronic sẽ được chuyển đổi thành glucose oxidase theo thời gian và khi tiếp xúc với da sẽ ngay lập tức chuyển hóa thành hydrogen peroxide. Đây là một hoạt chất đóng vai trò tương tự như benzoyl peroxide, giúp hút sạch bã nhờn, dầu thừa, bụi bẩn, tạp chất khỏi da; kháng viêm, ngăn ngừa sự hình thành mụn đầu đen.
Đặc biệt các loại axit béo, vitamin B, axit amin và các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong mật ong còn giúp làm dịu, giảm mẩn đỏ, làm mờ thâm, dưỡng ẩm, tái tạo làn da ngày càng tươi trẻ khỏe đẹp.
Cách trị mụn đầu đen bằng mật ong thì siêu đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài giọt mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da có mụn đầu đen. Để nguyên lớp mặt nạ trên da trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.
Lưu ý: để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất bạn hãy kiên trì thực hiện trong một vài tuần và có thể kết hợp cùng các nguyên liệu tự nhiên khác như nha đam, chanh tươi, trứng gà,…
Cách hết mụn đầu đen ở má với kem đặc trị
Sử dụng kem đặc trị là một trong những cách trị mụn đầu đen trên má được đánh giá cao về độ hiệu quả và tính tiện dụng. Đây là những sản phẩm có kết cấu dạng kem và có chứa những hoạt chất đặc trị như Salicylic acid, retinol, benzoyl peroxide,…để:
- Làm sạch sâu, giải phóng tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Ngăn ngừa sự hình thành các nốt mụn đầu đen 2 bên má.
- Hỗ trợ điều trị mụn, giảm sẹo thâm sau mụn.
- Kích thích phục hồi và tái tạo làn da sau mụn.
Trên thị trường hiện đang có vô vàn các loại kem đặc trị mụn đầu đen. Vì thế bạn hãy tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn sử dụng sản phẩm từ những thương hiệu mỹ phẩm uy tín như Dr Spiller của Đức.
Bộ đôi kem dưỡng ngày và đêm Propolis Day/Night Cream của Dr Spiller hiện đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, được xem là “khắc tinh” của mụn đầu đen, giúp nhanh chóng “thổi bay” mụn, phục hồi làn da nguyên bản khỏe đẹp.
Peel da trị mụn đầu đen trên má
Bị mụn đầu đen ở má phải làm sao? Phương pháp peel da hiện đang được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng điều trị mụn.
Cụ thể phương pháp này sử dụng các hoạt chất như AHA, BHA, Retinol,…với nồng độ phù hợp để tác động trực tiếp lên bề mặt da nhằm loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Từ đó giúp ngăn ngừa mụn hình thành và tiêu diệt mụn dễ dàng. Không những thế peel da còn giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, tái tạo tế bào mới, phục hồi làn da hiệu quả.
Viện chăm sóc da Dr Spiller Skinlab hiện đã cho ra mắt phác đồ trị liệu Herbal2peel sử dụng hỗn hợp thảo mộc nguyên chất để giải quyết hàng loạt những vấn đề về da như:
- Da dày sừng, tắc nghẽn, kém hấp thụ dưỡng chất.
- Làn da xuất hiện mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn.
- Làn da đang gặp các vấn đề về sắc tố như thâm sạm, xỉn màu,…
- Làn da xuất hiện nếp nhăn cả nông và sâu cùng các dấu hiệu lão hóa khác.
Trị mụn đầu đen đúng chuẩn tại Dr Spiller Skinlab
Làm sao để hết mụn đầu đen ở má? Ngoài Herbal2peel, Viện chăm sóc da Dr Spiller Skinlab còn mang đến phác đồ điều trị mụn chuyên sâu với:
Trị liệu Terra California Clay Mask: mặt nạ dạng kem mịn dễ dàng thẩm thấu vào da, với bảng thành phần chứa tinh dầu mầm lúa mì, lanolin từ mỡ lông cừu, kaolin, terrasil và các loại dầu tốt cho da giúp:
- Thấm hút dầu vượt trội, thanh lọc đào thải bụi bẩn – tế bào chết.
- Hỗ trợ điều trị mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông.
- Giảm sưng, mẩn đỏ, không gây sẹo thâm trên da.
- Giữ nước, dưỡng ẩm giúp da căng mịn, mềm mại.
- Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, phục hồi làn da căng tràn sức sống.
Trị liệu Papaya Peel Off Mask: mặt nạ cao su lạnh điều chế từ những thành phần thiên nhiên lành tính như enzyme papain và vitamin A từ đu đủ kết hợp với Alginate từ tảo biển giúp:
- Tẩy tế bào chết dịu nhẹ, đào thải dầu thừa và bụi bẩn tích tụ dưới da.
- Loại bỏ những tác nhân gây mụn, tiêu diệt tận gốc mụn đầu đen ở má.
- Loại bỏ sẹo và thâm do mụn gây ra.
- Làm dịu da nhanh chóng, giảm kích ứng, viêm sưng.
- Dưỡng ẩm giúp làn da trở nên săn chắc, mịn màng.
- Kích thích trang đổi chất, củng cố cấu trúc da.
Các liệu trình điều trị mụn chuyên sâu tại Skinlab sử dụng trọn bộ mỹ phẩm Dr Spiller, được thực hiện tại phòng trị liệu đạt tiêu chuẩn Đức với quy trình đạt chuẩn, không xâm lấn, không gây đau đớn. Ngay sau 01 liệu trình bạn đã nhận thấy sự thay đổi tích cực trên làn da của mình.
Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay với Viện chăm sóc da Dr Spiller Skinlab để đặt lịch thăm khám làn da và trải nghiệm các liệu trình trị mụn đầu đen ở má:
- Website: Skinlab.vn
- Hotline: 0904 644 488
- Fanpage: https://www.facebook.com/thammyviendrspiller
- Shopee: https://shopee.vn/drspiller_skinlab
Cần phải làm gì để phòng ngừa mụn đầu đen ở má?
Điều trị dứt điểm mụn đầu đen 2 bên má không phải là điều dễ dàng. Vì thế bạn hãy chủ động phòng ngừa sự xuất hiện của chúng bằng cách:
- Tẩy trang vào cuối ngày, rửa mặt ngày 2 lần sáng và tối, tẩy tế bào chết định kỳ 1-2 lần/tuần để ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn cổ nang lông.
- Không cạy nặn, không đưa tay chạm lên da mặt, vệ sinh sạch sẽ những nơi thường xuyên tiếp xúc với da mặt như điện thoại, chăn, gối,…
- Ăn uống khoa học, ngủ nghỉ điều độ, giữ cho tinh thần luôn thoải mái để tăng cường sức khỏe cả làn da và có thể.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa nhiều dầu khoáng, không chứa chất hóa học độc hại.
Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má. Để từ có tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhanh chóng “tạm biệt” mụn xấu xí, mang làn da nguyên bản trở lại.
THAM KHẢO THÊM
- Bật mí 8 bước nặn mụn đầu đen đúng chuẩn không gây thâm sẹo
- 8 Cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hiệu quả đừng nên bỏ qua
- Top 2+ kem trị đầu đen ở mũi hiệu quả khiến chị em tin dùng
- Cách nặn mụn đầu đen ở mũi đúng chuẩn với 8 bước đơn giản
- 5 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng chanh không bào mòn da