Mách bạn cách nặn mụn mủ đúng chuẩn không mụn thâm – sẹo rỗ
Mách bạn cách nặn mụn mủ đúng chuẩn không mụn thâm – sẹo rỗ
Chắc rằng không ít người cảm thấy “ngứa tay”, “ngứa mắt” khi nhận thấy khi xuất hiện của những nốt mụn mủ xấu xí. Vậy bạn có nên nặn mụn mủ hay không? Và phải nặn như thế nào để dứt điểm mụn “cứng đầu” mà không gây sẹo thâm, không khiến làn da bị tổn thương? Dr Spiller Skinlab sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi ngay nhé!
Chuyên gia giải đáp: Mụn bọc mủ có nên nặn không?
Mụn mủ là những nốt mụn sưng đỏ, có nhân màu trắng hoặc vàng (bên trong chứa dầu nhờn, tế bào chết và vi khuẩn). Những nốt mụn này có kích thước khá lớn, khoảng 5-10mm, gây cảm giác đau nhức khó chịu và thường xuất hiện ở những vùng da nhiều tuyến bã nhờn như mũi, cằm, má, trán,…
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có nên nặn mụn mủ không? Theo các chuyên gia, tùy từng trường hợp mà bạn có thể cân nhắc việc nặn hoặc không nặn mụn. Vậy khi nào nên nặn mụn mủ? Bạn chỉ nên lấy nhân mụn mủ trong các trường hợp như:
- Mụn mọc đơn lẻ với kích thước nhỏ, cồi mụn đã khô, đen và trồi lên trên bề mặt da.
- Mụn không có dấu hiệu bị viêm, không có hiện tượng sưng đau, tấy đỏ, khi chạm vào không thấy đau nhức.
- Có đầy đủ các dụng cụ đảm bảo nặn mụn an toàn theo quy trình chuẩn y khoa.
Ngược lại, bạn cần phải “làm lơ”, không nên nặn mụn trong những trường hợp như:
- Mụn mủ mọc với số lượng lớn, có dấu hiệu sưng đỏ và đau đớn.
- Mụn chưa có nhân hoặc nhân chưa trồi lên trên, chưa nhìn thấy đầu mụn, khi sờ lên da chưa thấy cộm.
- Mụn mủ đang ở giai đoạn bị viêm nhiễm. Lấy nhân mụn ở thời điểm này sẽ khiến làn da bị tổn thương, vi khuẩn lây lan rộng hơn.
- Nặn mụn tại nhà, không có sự hỗ trợ của các dụng cụ sản phẩm chuyên nghiệp.
XEM THÊM >>> Mụn mủ là gì? Những nguyên nhân và cách điều trị đúng chuẩn
Lợi ích và tác hại khi nặn mụn mủ?
Lợi ích khi lấy nhân mụn đúng chuẩn
Lấy nhân mụn mủ đúng chuẩn y khoa mang đến những lợi ích như:
- Giảm tải tắc nghẽn, làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp quá trình điều trị mụn mủ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Hạn chế tình trạng mụn phát triển mạnh mẽ và lây lan sang các vùng da khác.
Những điều nguy hại khi nặn mụn mủ
Mụn mủ có nên nặn không? Tự ý nặn mụn tại nhà hoặc nặn mụn không đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho làn da như:
- Khiến nốt mụn bị vỡ, hình thành các vết thương hở, làm bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến mụn phát triển nặng và khó điều trị hơn.
- Khi nặn mụn, dịch mủ chảy ra ngoài gây viêm nhiễm và nổi mụn ở những vùng da xung quanh.
- Nặn mụn không đúng cách sẽ khiến làn da bị trầy xước và tổn thương, có nguy cơ để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.
- Nặn mụn xung quanh vị trí “độc” (vùng tam giác quanh miệng, có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh) sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Hướng dẫn cách nặn mụn mủ không để lại sẹo đúng chuẩn
Để lấy sạch nhân mụn mủ mà không khiến làn da bị tổn thương, bạn cần phải thực hiện quy trình nặn mụn chuẩn y khoa theo các bước:
Bước 1: Làm sạch
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước rửa tay chuyên dụng. Đồng thời vệ sinh dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế hoặc oxy già. Việc này sẽ giúp hạn chế bụi bẩn – vi khuẩn xâm nhập vào da, ngừa mụn mụn mủ phát triển và lây lan rộng hơn.
Trước khi nặn mụn mủ, bạn hãy sử dụng nước tẩy trang, sữa rửa mặt và tẩy da chết để làm sạch bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết tích tụ, giúp lỗ chân lông thoáng sạch.
Bước 2: Kích thích lỗ chân lông giãn nở
Bạn nên dùng khăn ấm chườm hoặc xông hơi da mặt (với tinh dầu hoặc thảo mộc tự nhiên như sả, gừng, tía tô,…) trong vòng 5-7 phút. Việc này sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, làn da trở nên mềm mại để quá trình lấy nhân mụn mủ trở nên dễ dàng hơn.
Bước 3: Tiến hành nặn mụn
Cách nặn mụn mủ đúng cách: Sử dụng tăm bông hoặc que nặn mụn chuyên dụng nhấn nhẹ nhàng cho đến khi thấy cồi mụn được đẩy ra bên ngoài. Tiếp tục nặn cho đến khi lấy được hết cồi mụn trên da.
Lưu ý: Khi nhân mụn mủ đã nổi lên trên bề mặt da, bạn hãy nặn cho tới khi thấy chân mụn, vùng da rỉ ra một chút máu thì ngừng lại. Tuyệt đối không nặn tới phần màu đỏ đậm, bởi có thể gây thâm sạm sau khi mụn lành.
Nặn mụn mủ xong nên làm gì?
Sau khi nặn mụn mủ nên làm gì? Khi đã lấy sạch nhân mụn mủ, bạn cần chăm sóc làn da đúng cách để mụn không tái phát trở lại. Cụ thể bạn nên:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn dịu nhẹ để làm sạch da mặt. Sau đó sử dụng băng gạc thoáng để băng nốt mụn nhằm hạn chế sự xâm nhập bụi bẩn – vi khuẩn vào da.
- Dùng nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm hoặc một số mặt nạ tự nhiên như lô hội, dưa leo, cà chua,…để làm dịu da, cấp ẩm, làm mềm, phục hồi tổn thương sau mụn, hạn chế sẹo thâm xấu xí.
XEM CHI TIẾT >>> Da mặt bị mụn mủ kiêng ăn gì và nên bổ sung những gì?
Một số lưu ý về cách nặn mụn mủ tại nhà
- Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy nhân mụn mủ, không sử dụng móng tay để nặn mụn.
- Trong quá trình nặn mụn cần phải thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh, không chà xát sẽ khiến làn da bị trầy xước tổn thương.
- Trong 1-2 ngày đầu sau khi nặn mụn, không nên dùng mỹ phẩm hoặc trang điểm cho đến khi da lành hẳn.
- Hạn chế tối đa việc đưa tay sờ/chạm lên các nốt mụn để tránh tình trạng lây nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn từ tay sang da mặt.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chăn, ga, gối, đệm và những vật dụng thường xuyên phải tiếp xúc với da mặt như khẩu trang, mũ bảo hiểm, điện thoại di động,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ – sinh hoạt điều độ để tăng cường sức đề kháng của da, ngăn ngừa mụn mủ tái phát trở lại.
- Che chắn làn da kỹ càng và thoa kem chống nắng phù hợp để bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại bao gồm ánh nắng mặt trời hay khói bụi từ môi trường,…
Trên đây là những thông tin giải đáp cách nặn mụn mủ ở mũi đúng chuẩn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn xử lý đúng cách để lấy sạch nhân mụn mủ, tiêu diệt những nốt mụn xấu xí, lấy lại sự tự tin với làn da khỏe đẹp rạng rỡ.
Liệu trình điều trị mụn mủ đúng chuẩn tại Dr Spiller Skinlab
Để “thổi bay” những nốt mụn mủ xấu xí, phục hồi làn da nguyên bản khỏe đẹp rạng rỡ, các chuyên gia của Dr Spiller Skinlab đã đưa ra phác đồ điều trị chuyên sâu với trị liệu Purifying Peel Off Mask.
Mỗi buổi trị liệu diễn ra trong khoảng 75 phút, sử dụng trọn bộ các sản phẩm chăm sóc da của thương hiệu Dr Spiller, trong đó nổi bật nhất phải kể đến mặt nạ Purifying Peel Off Mask (chứa tảo biển, chiết xuất cây liễu, tinh dầu trà xanh,…) giúp:
- Làm sạch da, kiểm soát bã nhờn, loại bỏ những tác nhân gây mụn.
- Khử trùng và diệt khuẩn, điều trị mụn mủ, làm mờ các vết sẹo và thâm sau mụn.
- Làm giảm sưng đau khó chịu do mụn gây ra, se khít lỗ chân lông.
- Kích thích quá trình tái tạo, nâng cơ, nuôi dưỡng làn da ngày càng khỏe đẹp.
Liệu trình Purifying Peel Off Mask tại Viện chăm sóc da Dr Spiller Skinlab được diễn ra theo quy trình đạt chuẩn, không xâm lấn, không gây đau đớn, không làm tổn thương làn da. Ngay sau trị liệu, bạn sẽ thấy những nốt mụn mủ thuyên giảm đáng kể, làn da trở nên sạch thoáng, láng mịn, khỏe đẹp như bạn hằng mong ước.
Nhanh tay liên hệ ngay với Dr Spiller Skinlab để đặt lịch thăm khám làn da và trải nghiệm liệu trình chuyên sâu Purifying Peel Off Mask:
- Website: Skinlab.vn
- Hotline: 0904 644 488
- Fanpage: https://www.facebook.com/thammyviendrspiller
- Shopee: https://shopee.vn/drspiller_skinlab
THAM KHẢO THÊM
- Mụn mủ trắng là gì? Có nên nặn không? Nguyên nhân và cách chữa
- Top 10 cách trị mụn mủ sưng đỏ ở mặt hiệu quả ngay tức thì
- Mụn mủ ở mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Mụn mủ bị vỡ phải làm sao? Hướng dẫn cách xử lý đúng chuẩn
- Top 5 kem trị mụn mủ tận gốc được chuyên gia khuyên dùng